Làm sao để đặt tên công ty chuẩn nhất

Các chữ không được cùng dấu. Tên có dấu giống nhau, đọc lên sẽ có cảm giác nhạt. Các chuyên gia đã nghiên cứu và phát hiện, âm cuối cùng của tên tốt nhất nên là thanh bằng (không dấu), bởi vì mức độ vang của chữ có dấu ngã hoặc dấu hỏi hơi thấp, vì vậy việc lựa chọn thanh vận cần phải chú ý.

Theo các , phần vần thuộc âm mũi đọc lên sẽ vang hơn. Các chữ có phần vần âm mũi như Hương, Lương, Quang, Bằng, Đông… đặc biệt âm vang.
Khẩu quyết mười câu

Dễ nói, dễ đọc.
Dễ nhớ, khiến người ta đọc một lần nhớ mãi.
Có thể khiến người ta nhìn một cái là thấy ngay trong một rừng thương hiệu.
Cách dùng, tính năng, tính độc đáo của sản phẩm, chỉ đọc qua là hiểu.
Dễ khiến người ta có liên tưởng tốt đẹp.
Đặc sắc trong sáng tạo, không trùng lắp, không lẫn với các tên khác.
Sản phẩm có nội lực tiềm tàng, tức là có khả năng phát triển, thâm nhập.
Nhất thể hóa giữa sản xuất và quảng cáo, hệ thống hóa giữa sản phẩm và tên gọi.
Hàng hóa có cách điệu, có chất lượng.
Phải giành được quyền đăng ký về đặt tên và thương hiệu.
Hai bí kíp
tips-for-choosing-a-good-business-name-1432871141875-crop-1432871158027
Các chữ không được cùng dấu. Tên có dấu giống nhau, đọc lên sẽ có cảm giác nhạt. Các chuyên gia đã nghiên cứu và phát hiện, âm cuối cùng của tên tốt nhất nên là thanh bằng (không dấu), bởi vì mức độ vang của chữ có dấu ngã hoặc dấu hỏi hơi thấp, vì vậy việc lựa chọn thanh vận cần phải chú ý.

Các chữ có cùng phụ âm, khi đọc liền nhau sẽ có cảm giác mất sức. Còn nếu phần vần giống nhau thì dễ đọc nhịu miệng. Các chuyên gia nhắc nhở rằng, khi đặt tên tốt nhất không nên chọn tất cả các chữ có cùng phụ âm. Muốn cái tên âm vang, dễ nghe thì phần vần cũng rất quan trọng. Theo các chuyên gia ngôn ngữ, phần vần thuộc âm mũi đọc lên sẽ vang hơn. Các chữ có phần vần âm mũi như Hương, Lương, Quang, Bằng, Đông… đặc biệt âm vang. Còn nếu phần vần không phải là âm mũi thì nguyên âm chính khi phát âm phải có độ mở lớn, như Đạt, Phát, Bảo…có độ vang khá cao.

Bốn đại kỵ

1. Chữ lạ

Tên thương hiệu chủ yếu là để người tiêu dùng gọi, cho nên phải tính đến vấn đề đại chúng hóa của chữ. Có người dùng chữ lạ để đặt tên, cho rằng tên đặt có hay hay không là ở chữ có ý nghĩa hay. Cho nên, khi đặt tên, việc đầu tiên là giở cuốn “Đại từ điển Hán Việt” hoặc “Từ điển tiếng Việt”. Nếu không biết thì đôi khi tình hình thực tế lại là ngược lại.

2. Ý tứ sâu xa

Ý tứ sâu xa quá khiến mọi người không hiểu. Việc này cũng giống như dùng chữ lạ, ý thì hay nhưng không ai hiểu. Đã không hiểu thì ý tứ có hay đến mấy cũng vô ích.

3. Không tốt lành

Hàm ý không may mắn là đại kỵ trong việc đặt tên doanh nghiệp. Bởi nó không những khiến cho người ta có liên tưởng không tốt, mà quan trọng hơn nó còn ảnh hưởng đến việc khách hàng chấp nhận chủ thể, bất luận chủ thể đó là một cá nhân, một doanh nghiệp hay một sản phẩm. Trước đây ở Hồng Kông từng xảy ra một cuộc đại thương chiến về tiêu thụ giữa rượu Brandy của Pháp và Whisky của Anh. Kết quả, rượu Brandy bán được hơn 4 triệu chai trong khi rượu Whisky chỉ bán được 100.000 chai, chỉ tương đương với số lẻ của Brandy. Các chuyên gia sau khi điều tra, phân tích mới vỡ lẽ, hóa ra vấn đề nằm ở chỗ tên dịch tiếng Trung của Whisky là Uy-Sĩ-Kỵ. Ngay cả Uy-Sĩ (kẻ sĩ uy phong) còn phải kỵ thì ai còn muốn mua?

4. Giống hoặc gần giống

Không chịu nổi sự thành công của người ta là cái bệnh thường gặp ở người dân chúng ta. Anh chọn được thương hiệu 3 chữ thì tôi cũng lựa lấy 2 chữ giống của anh hoặc có âm đọc gần giống, khiến cho người tiêu dùng lẫn lộn. Kiểu ăn theo thương hiệu nổi tiếng này có rất nhiều ở Việt Nam, phạm luật có, lách luật có. Ban đầu thì có thể đánh lừa được người tiêu dùng chứ về lâu dài, kỳ thực hiệu quả hoàn toàn ngược lại.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *