Làm thế nào để đặt tên chuẩn ngũ hành nhất
Tư tưởng của con người là sản phẩm của xã hội. Hình thái ý thức của xã hội không lúc nào ngừng khắc dấu ấn vào trong não người. Mà tư tưởng con người có quan hệ mật thiết với nhận thức về tự nhiên, xã hội. Sự thịnh hành của học thuyết âm dương ngũ hành khiến cho người ta ràng buộc vinh nhục, phúc họa trong cuộc đời vào ngũ hành sinh khắc. Cho nên, khi đặt tên, đều hết sức mong cầu được âm dương điều hòa, cương nhu tương tế. Họ cho rằng như thế trong cuộc sống có thể gặp hung hóa cát, thuận buồm xuôi gió.
Ngày nay trong các phương pháp đặt tên, thịnh hành nhất vẫn là đặt tên theo ngũ hành. Vậy thế nào là ngũ hành? Người ta tại sao lại phải lấy ngũ hành làm căn cứ để đặt tên?
1. Lý luận ngũ hành
Trong cuốn “Khổng Tử gia ngữ – Ngũ đế” có viết: “Trời có ngũ hành, Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ. Chia thời hóa dục, để thành vạn vật”. Ngũ hành là từ để chỉ năm loại nguyên tố vật chất, tức Thủy (nước), Hỏa (lửa), Mộc (cây), Kim (kim loại), Thổ (đất). Các nhà âm dương theo chủ nghĩa duy vật chất phác (giản đơn) cổ đại Trung Quốc cho rằng, năm loại vật chất này là khởi nguồn và căn cứ để tạo nên vạn vật.
Thời kỳ Chiến Quốc, học thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc (còn gọi là tương sinh tương thắng, ngũ hành sinh thũng) rất thịnh hành. Chủ nghĩa duy vật đơn giản cho rằng, một vật có tác dụng thúc đẩy một vật khác hoặc thúc đẩy lẫn nhau gọi là “tương sinh”, còn một vật có tác dụng ức chế một vật khác hoặc bài xích lẫn nhau gọi là “tương khắc” (cũng gọi là tương thắng).
Ngũ hành tương khắc có: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.
Cuốn “Thuyết văn – Bộ Ngũ” của Đoàn Ngọc Tài có phê chú: “Thủy Hỏa Kim Mộc Thổ, tương sinh tương khắc, âm dương giao ngọ dã”. Lý luận ngũ hành tương sinh tương khắc bao hàm các nhân tố của chủ nghĩa duy vật chất phác và phép biện chứng, có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của thiên văn, lịch sử, y học Trung Quốc. Đến nay, y học Trung Quốc vẫn lấy học thuyết ngũ hành để nói về thuộc tính của các tạng phủ và quan hệ tương hỗ của chúng. Ví dụ, Trung y cho rằng gan thuộc Mộc, tim thuộc Hỏa, tỳ thuộc Thổ, phổi thuộc Kim, thận thuộc Thủy…Ngoài ra, Trung y vẫn lấy lý luận ngũ hành tương sinh tương khắc trong lâm sàng để giải thích mối quan hệ hỗ trợ sinh trưởng và khắc chế nhau giữa các nội tạng. Ví dụ như gan có thể khắc chế tỳ, gọi là Mộc khắc Thổ; Tỳ có thể dưỡng phổi vì Thổ sinh Kim…Về phương diện điều trị, như bệnh gan phạm tỳ, thì áp dụng phương pháp điều trị ức chế gan, hỗ trợ tỳ, gọi là ức Mộc phù Thổ.
2. Người ta tại sao phải lấy lý luận ngũ hành để đặt tên?
Tư tưởng của con người là sản phẩm của xã hội. Hình thái ý thức của xã hội không lúc nào ngừng khắc dấu ấn vào trong não người. Mà tư tưởng con người có quan hệ mật thiết với nhận thức về tự nhiên, xã hội. Sự thịnh hành của học thuyết âm dương ngũ hành khiến cho người ta ràng buộc vinh nhục, phúc họa trong cuộc đời vào ngũ hành sinh khắc. Cho nên, khi đặt tên, đều hết sức mong cầu được âm dương điều hòa, cương nhu tương tế. Họ cho rằng như thế trong cuộc sống có thể gặp hung hóa cát, thuận buồm xuôi gió. Đây có lẽ là nguyên do mà mấy ngàn năm nay, mọi người vẫn luôn lấy lý luận ngũ hành làm căn cứ để đặt tên.
3. Mọi người làm thế nào để đặt tên theo lý luận ngũ hành?
Đặt tên theo lý luận ngũ hành có lẽ bắt đầu từ thời Tần Hán. Khi đó, người ta chủ yếu đem phép đặt tên theo can chi từ thời Thương Ân lồng ghép với quan điểm ngũ hành để đặt tên. Ở thời đại Chu Tần, người ta ngoài cái “Tên” còn đặt thêm “Tự”. Do đó, chủ yếu phối hợp thiên can với ngũ hành, đặt ra “Tên” và “Tự”. Như công tử nước Sở tên là Nhâm Phu, tự là Tử Thiên Tân, tức là lấy Thủy phối hợp với Kim, tức là lấy Thủy sinh Kim, cương nhu tương trợ cho nhau.
Đến đời Tống, phép đặt tên theo ngũ hành càng trở nên thịnh hành. Tuy nhiên, thời đó có khiếm khuyết là không coi trọng bát tự, chỉ lấy ý nghĩa của ngũ hành tương sinh để đặt tên.
4. Đời Tống ứng dụng ngũ hành tương sinh vào phép đặt tên như sau:
– Mộc sinh Hỏa: Tên cha thuộc Mộc thì tên con phải thuộc Hỏa.
– Hỏa sinh Thổ: Tên cha thuộc Hỏa thì tên con phải thuộc Thổ.
– Thổ sinh Kim: Tên cha thuộc Thổ thì tên con phải thuộc Kim.
– Kim sinh Thủy: Tên cha thuộc Kim thì tên con phải thuộc Thủy.
– Thủy sinh Mộc: Tên cha thuộc Thủy thì tên con phải thuộc Mộc.
Đến nay, trải qua ngàn năm ứng dụng, phương pháp đặt tên theo ngũ hành đã được hoàn thiện rất nhiều, phối hợp chặt chẽ với 81 linh số và giờ ngày tháng năm sinh…để đạt hiệu quả đặt tên ở mức cao nhất.
Leave a Reply